*

MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

BỘ TÀI CHÍNH -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 107/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

Căn cứ Luật Kế toán số88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CPngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểmtoán,

Bộ trưởng Bộ Tàichính ban hành Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

Bạn đang xem: Thông tư 107 của bộ tài chính

ChươngI

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫndanh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc; danh mục hệ thốngtài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phươngpháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báocáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại Điều 2Thông tư này.

Điều2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướngdẫn kế toán áp dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ cácđơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụngcơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứngđủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sửdụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị hành chính, sự nghiệp).

2. Đối với các đơn vịsự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độkế toán doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặthàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặccó nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tạiPhụ lục 04 của Thông tư này.

ChươngII

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều3. Quy định về chứng từ kế toán

1. Các đơn vị hànhchính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắtbuộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị khôngđược sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

2. Ngoài các chứng từkế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vịhành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụkinh tế phát sinh. Mẫuchứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quảnlý của đơn vị.

3. Đối với mẫu chứngtừ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc,Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

4. Danh mục, mẫu vàgiải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số01 kèm theo Thông tư này.

Điều4. Quy định về tài khoản kế toán

1. Tài khoản kế toánphản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận vàsử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác;tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vịhành chính sự nghiệp.

2. Phân loại hệ thốngtài khoản kế toán:

a) Các loại tài khoảntrong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toánbút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kếtoán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả cácđơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặngdư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

b) Loại tài khoảnngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đốiứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhànước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013,014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (nămtrước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngânsách nhà nước.

c) Trường hợp mộtnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồnngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấutrừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng,đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sáchnhà nước và niên độ phù hợp.

3. Lựa chọn áp dụng hệthống tài khoản:

a) Các đơn vị hànhchính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tưnày để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị.

b) Đơn vị được bổsung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung tài khoảnchi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kếtoán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Trường hợp bổ sungtài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thốngtài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tưnày thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằngvăn bản trước khi thực hiện.

4. Danh mục hệ thốngtài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phươngpháp ghi chép tài khoản kế toán nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.

Điều5. Quy định về sổ kế toán

1. Đơn vị hành chính,sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữtoàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kếtoán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật vềkế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

2. Đơn vị hành chính,sự nghiệp có tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ,vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theodõi riêng theo Mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho việc lậpbáo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.

3. Các loại sổ kếtoán

a) Mỗi đơn vị kế toánchỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kếtoán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Tùy theo hình thức kếtoán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toánchi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đốivới từng mẫu sổ kế toán.

Sổ kế toán ngân sách,phí được khấu trừ, để lại phản ánh chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước đểtheo dõi việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn phí được khấu trừ để lại.

Sổ kế toán theo dõiquá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phản ánh chitiết theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết toán theo quyđịnh của Thông tư này và theo yêu cầu của nhà tài trợ.

b) Mẫusổ kế toán tổng hợp:

- Sổ Nhật ký dùng đểghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtheo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theotrình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tàichính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ảnh tổngsố các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.

- Sổ Cái dùng để ghichép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tàikhoản kế toán). Trên Sổ Cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thờigian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phívà tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

c) Mẫusổ, thẻ kế toán chi tiết:

Sổ, thẻ kế toán chitiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quảnlý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổkế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nộibộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyếttoán ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu quảnlý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phépbổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lậpbáo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.

4. Trách nhiệm củangười giữ và ghi sổ kế toán

a) Sổ kế toán phải đượcquản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kếtoán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về nội dungghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.

b) Khi có sự thay đổinhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán phải tổ chức bàngiao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhânviên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những nộidung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ, nhân viên kế toán mới chịutrách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởnghoặc phụ trách kế toán ký xác nhận.

c) Sổ kếtoán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, sốliệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toántương ứng dùng để ghi sổ.

d) Việc ghi sổ kếtoán phải theo trình tự thời gian phát sinh củanghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của nămsau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề,đảm bảo liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.

5. Mở sổ kế toán

a) Nguyên tắc mở sổ kếtoán

Sổ kế toán phải đượcmở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầuhoạt động của đơn vị kế toán. Sổ kế toán đượcmở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyểnsang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.

Số liệu trên các sổ kếtoán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sau ngày 31/12 đượcchuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước để tiếp tục theo dõi số liệuphát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập báo cáo quyết toánngân sách nhà nước theo quy định.

Đơn vị được mở thêmcác sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

b) Trường hợp mở sổ kếtoán bằng tay (thủ công):

Đơn vị kếtoán phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:

- Đối với sổ kế toánđóng thành quyển:

+ Ngoài bìa (góc trênbên trái) phải ghi tên đơn vị kế toán, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lậpsổ, ngày, tháng, năm khóa sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởnghoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu; ngày,tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.

+ Các trang sổ kếtoán phải đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối cùng, giữa haitrang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

+ Sổ kế toán sau khilàm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợppháp.

- Đối với sổ tờ rời:

+ Đầu mỗi sổ tờ rờiphải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ têncủa người giữ sổ và ghi sổ kế toán.

+ Các sổ tờ rời trướckhi sử dụng phải được Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổđăng ký sử dụng thẻ tờ rời.

+ Các sổ tờ rời phảisắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo an toàn và dễ tìm.

c) Trường hợp lập sổkế toán trên phương tiện điện tử:

Phải đảm bảo các yếutố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kếtoán. Nếu lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải insổ kế toán tổng hợp ra giấy, đóng thành quyển và phải làm đầy đủ các thủ tụcquy định nêu tại điểm b, khoản 5 Điều này.

Các sổ kế toán còn lại,nếu không in ra giấy, mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì Thủtrưởng đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm để bảo đảm an toàn, bảo mật thôngtin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

6. Ghi sổ kếtoán

a) Việc ghi sổ kếtoán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải cóchứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục có hệ thống,không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng.

b) Trường hợp ghi sổkế toán thủ công, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kếtoán. Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tạiPhụ lục số 03. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang sốcộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trênhoặc phía dưới. Nếu không ghi hết trang sổphải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xóa, cấmdùng chất hóa học để sửa chữa.

7. Khóa sổ kế toán

Khóa sổ kế toán là việccộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từngtài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.

a) Kỳ khóa sổ

- Sổ quỹ tiền mặt phảithực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếugiữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảmbảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiềnmặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiềnmặt ngày cuối cùng của tháng.

- Sổ tiền gửi ngânhàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng,kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngânhàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.

- Đơn vị kế toán phảikhóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tàichính.

- Ngoài ra, đơn vị kếtoán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trườnghợp khác theo quy định của pháp luật.

b) Trình tự khóa sổ kếtoán

(1) Đối với ghi sổ thủcông:

Bước 1: Kiểm tra, đốichiếu trước khi khóa sổ kế toán

- Cuối kỳ kế toán,sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổkế toán, tiến hành đối chiếu giữasố liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu củacác sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trênchứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiếnhành cộng số phát sinh trên SổCái và các sổ kế toán chi tiết.

- Từ các sổ, thẻ kếtoán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiềusổ hoặc nhiều trang sổ.

- Tiến hành cộng sốphát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng sốphát sinh. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trênsổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với sốliệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớpđúng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phảixác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng.

Bước 2: Khóa sổ

- Khi khóa sổ phải kẻmột đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộngsố phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ;

- Ghi tiếp dòng “Sốdư cuối kỳ” (tháng, quý, năm);

- Ghi tiếp dòng “Cộngsố phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý;

- Ghi tiếp dòng “Tổngcộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;

Dòng “Số dư cuối kỳ” tínhnhư sau:

Số dư Nợ cuối kỳ

=

Số dư Nợ đầu kỳ

+

Số phát sinh Nợ trong kỳ

-

Số phát sinh Có trong kỳ

Số dư Có cuối kỳ

=

Số dư Có đầu kỳ

+

Số phát sinh Có trong kỳ

-

Số phát sinh Nợ trong kỳ

Sau khi tính được sốdư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dưCó thì ghi vào cột Có.

- Cuối cùng kẻ 2 đườngkẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ.

- Riêng một số sổ chitiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập,xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột số dư (còn lại haytồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột“Còn lại”.

Sau khi khóa sổ kếtoán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ tráchkế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Thủtrưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khóa sổkế toán.

Xem thêm: Chia Sẻ Cách Làm Bò Bít Tết Khoai Tây Chiên : Công Thức & Cách Làm

(2) Đối với ghi sổtrên máy vi tính:

Việc thiết lập quytrình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần đảm bảo và thể hiện các nguyêntắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán thủ công.

8. Sửa chữa sổ kếtoán

a) Phương pháp sửa chữasổ kế toán: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 27Luật Kế toán.

b) Các tình huống sửachữa sổ kế toán đối với một (01) năm tài chính

Đối với các bút toánđã ghi sổ thuộc năm tài chính, ngân sách năm N, trường hợp có sai sót hoặc cóyêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, việc điều chỉnh số liệu được quy định nhưsau:

(1)Từ ngày 01/01 năm N đến ngày 31/12 năm N:

Trong thời gian từngày 01/01 năm N đến trước khi khóa sổ kế toán vào ngày 31/12 năm N, kế toán sửachữa sổ kế toán tài chính năm hiện tại theo phương pháp quy định tại tiết a khoản8 Điều này.

Đối với các bút toánliên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước, đồng thời điều chỉnh các thông tintrên sổ kế toán chi tiết theo dõi ngân sách phù hợp vớicác bút toán tài chính đã sửa chữa.

(2) Từ ngày 01/01 nămN + 1 đến trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền:

Trong thời gian từngày 01/01 năm N + 1 đến trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nướccó thẩm quyền, kế toán sửa chữa sổ kế toán tài chính năm báo cáo theo phươngpháp quy định tại tiết a khoản 8 Điều này.

Đối với các bút toánliên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước, đồng thời điều chỉnh các thông tintrên sổ kế toán chi tiết theo dõi ngân sách năm báo cáo phù hợp với các búttoán tài chính đã sửa chữa.

(3) Sau khi nộp báocáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Sau khi đã nộp báocáo tài chính, đối với sổ kế toán tài chính, kế toán sửa chữa sổ kế toán tàichính năm phát hiện theo phương pháp quy định tại tiết a khoản 8 Điều này, đồngthời thuyết minh trên báo cáo tài chính.

- Đối với các búttoán liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp báo cáoquyết toán ngân sách nhà nước chưa được duyệt, đồng thời điều chỉnh các thôngtin trên sổ kế toán chi tiết theo dõi ngân sách năm báo cáo.

+ Trường hợp báo cáoquyết toán ngân sách nhà nước đã được duyệt, đồng thời điều chỉnh các thông tintrên sổ kế toán chi tiết theo dõi ngân sách năm phát hiện và thuyết minh trênbáo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

9. Danh mục sổ kếtoán, mẫu sổ, hướng dẫn lập sổ kế toán nêu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tưnày.

Điều6. Báo cáo quyết toán

1. Đối tượng lập báocáo quyết toán

Đơn vị hành chính, sựnghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước phải lậpbáo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Trường hợp đơn vịhành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếucó quy định phải quyết toán như nguồn ngân sách nhà nước cấp với cơ quan có thẩmquyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.

2. Mục đích của báocáo quyết toán

Báo cáo quyết toánngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinhphí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiếttheo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tàichính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán ngânsách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hìnhtuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chếtài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúpcơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giámsát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Báo cáo quyết toánnguồn khác phản ánh tình hình thu -chi các nguồn khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sựnghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấptrên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáoquyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tìnhhình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơquan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vịđánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.

3. Nguyên tắc, yêu cầulập và trình bày báo cáo quyết toán

a) Nguyên tắc:

- Việc lập báo cáoquyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.

- Đối với báo cáo quyếttoán ngân sách nhà nước:

+ Số quyết toán ngânsách nhà nước bao gồm số kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn ngân sáchnhà nước cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lýquyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Số liệu quyết toánngân sách nhà nước của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận của Kho bạc nhànước nơi giao dịch.

+ Số quyết toán chingân sách nhà nước là số đã thực chi, có đầy đủhồ sơ chứng từ, riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu ghi chi ngân sách nhànước thì chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu - ghi chi vào ngânsách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với báo cáo quyếttoán nguồn khác: Số liệu quyết toán bao gồm số thu, chi từ nguồn khác không thuộcngân sách nhà nước mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31/12 hàngnăm.

b) Yêu cầu:

Việc lập báo cáo quyếttoán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúngtình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Báo cáo quyết toán phảiđược lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quángiữa các kỳ báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nướcphải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyềngiao và mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiệnvới số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.

Trường hợp báo cáoquyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với cácchỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giảitrình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.

4. Kỳ báo cáo:

Báo cáo quyết toánngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán nguồn khác được lập báo cáo theo kỳ kếtoán năm.

Số liệu lập báo cáoquyết toán ngân sách nhà nước hàng năm là số liệu thu, chi thuộc năm ngân sáchcủa đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyếttoán ngân sách nhà nước (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật vềngân sách nhà nước.

Số liệu lập báo cáoquyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đượctính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 31/12).

Trường hợp pháp luậtcó quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáoquyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

5. Trách nhiệm củacác đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo quyết toán

a) Trách nhiệm củađơn vị:

Đơn vị hành chính, sựnghiệp phải lập và nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, ngoài các mẫu biểubáo cáo quyết toán ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này, còn phải lậpcác mẫu báo cáo phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nước, các yêu cầukhác về quản lý ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhànước.

Đơn vị hành chính, sựnghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không thuộc ngân sách nhà nước theoquy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan cóthẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí nguồnkhác theo quy định tại Thông tư này.

Đơn vị hành chính, sựnghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị cấpdưới trực thuộc theo quy định hiện hành.

b) Trách nhiệm của cơquan Tài chính, Kho bạc Nhà nước:

Các cơ quan Tàichính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm thực hiệnvà phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác sốliệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt độngkhác có liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt độngnghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

6. Nội dung, thời hạnnộp báo cáo quyết toán năm

a) Nội dung:

Đơn vị hành chính, sựnghiệp nộp báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp(trong trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên), gồm:

- Các báo cáo quyếttoán năm quy định tại Thông tư này.

- Báo cáo khác theoquy định của cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nước.

b) Thời hạn nộp Báocáo quyết toán năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bảnhướng dẫn pháp luật về ngân sách nhà nước.

7. Danh mục báo cáo,mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo quyết toán ngân sách nêu tại Phụlục số 04, kèm theo Thông tư này.

Điều7. Báo cáo tài chính

1. Đối tượng lập báocáo tài chính

Sau khi kếtthúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập báocáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quyđịnh.

2. Mục đích của báocáo tài chính

Báo cáo tài chínhdùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chínhvà các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liênquan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sáchcủa đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giảitrình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định củapháp luật.

Thông tin báo cáo tàichính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáotài chính của đơn vị cấp trên.

3. Nguyên tắc, yêu cầulập báo cáo tài chính

a) Nguyêntắc:

Việc lập báo cáo tàichính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tàichính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và đượctrình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bàykhác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

Báo cáo tài chính phảicó chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Ngườiký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

b) Yêu cầu:

Báo cáo tài chính phảiđược phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉtiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hìnhtài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

Báo cáo tài chính phảiđược lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trìnhbày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.

Thông tin, số liệubáo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu củakỳ trước.

4. Kỳ lập báo cáo

Đơn vị phải lập báocáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.

5. Trách nhiệm củacác đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính

a) Các đơn vị hànhchính, sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểu ban hành tạiThông tư này; trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động đặc thù đượctrình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồngý chấp thuận.

b) Các đơn vị hànhchính, sự nghiệp lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đầy đủ, trừ các đơn vị kếtoán dưới đây có thể lựa chọn để lập báo cáo tài chính đơn giản:

(1) Đối với cơ quannhà nước thỏa mãn các điều kiện:

- Phòng, cơ quantương đương phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ được giao dự toán chingân sách nhà nước chi thường xuyên;

- Không được giao dựtoán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; khôngđược giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;

- Không có cơ quan,đơn vị trực thuộc.

(2) Đối với đơn vị sựnghiệp công lập thỏa mãn các điều kiện:

- Đơn vị sự nghiệpcông lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhànước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp);

- Không được bố trí dựtoán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; khôngđược giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;

- Không có đơn vị trựcthuộc.

c) Đơn vị kế toán cấptrên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán phải lập báo cáo tàichính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông tin tài chínhcủa các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ cácgiao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấpdưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ này là cácđơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan cấptrên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi báo cáo tài chính cho cáccơ quan bên ngoài).

6. Nội dung và thời hạnnộp báo cáo tài chính

a) Nội dung:

Đơn vị hành chính, sựnghiệp nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nướccó thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư này.

b) Thời hạn nộp báocáo tài chính:

Báo cáo tài chính nămcủa đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán nămtheo quy định của pháp luật.

7. Công khai báo cáotài chính

Báo cáo tài chính đượccông khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.

8. Danh mục báo cáo,mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính đơn giản, báo cáo tàichính đầy đủ nêu tại phụ lục số 04, kèm theo Thôngtư này.

ChươngIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều8. Hiệu lực thi hành

Điều9. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo,triển khai thực hiện Thông tư này tới các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc phạmvi phụ trách hoặc quản lý.

2. Vụ trưởng Vụ Chế độkế toán và kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ trưởng Vụ Ngân sáchNhà nước, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tàichính chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW Đảng; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CĐKT (300 bàn).

Bài viết liên quan