Một tổ ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong thợ, ong đực và ấu trùng ong. Và nhiệm vụ của mỗi con ong sẽ như thế nào, con ong chúa sinh ra từ đâu và tuổi thọ của từng chú ong.

Bạn đang xem: Vòng đời của ong mật


Ong chúa

Ong chúa nở ra như những trứng khác, nhưng ấu trùng này được nuôi đặc biệt từ tuyến nước bọt bởi các con ong thợ (sữa ong chúa), sữa ong chúa này được chứa trong một ổ riêng chỉ dành riêng cho ong chúa hoặc chuẩn bị cho ong chúa ăn.- Ong chúa nở 1-2 ngày, ong thợ huấn luyện hệ cơ bằng cách rung lưng, lắc cánh, đuổi ong chúa chạy nhiều lần.- 3-5 ngày ong chúa tập định hướng cửa tổ, mỗi lần bay 3-5 lần vào buổi chiều lúc trời nắng đẹp lặng gió- 5-8 ngày ong chúa bay đi giao phối với ong đực.Ong chúa sống 5-6 năm, mỗi tổ chỉ có 1 ong chúa, nếu có nhiều hơn nó sẽ tách đàn, thông thường vào mùa xuân.
*

Theo nghiên cứu, ong chúa điều khiển các con ong khác thông qua tuyến nước bọt, Họ cho biết tuyến nước bọt của ong chúa chứa đựng một kho các chất hóa học. Khi được "bức xạ" vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để.

Xem thêm: Cách Post Link Lên Facebook Không Bị Chặn, Cách Để Đăng Liên Kết Lên Facebook

Ong đực

- Ong đực là ong sinh ra từ trứng không thụ tinh- Nhiệm vụ duy nhất của ong đực là giao phối với ong chúa. Trong đàn, ong đực chẳng làm việc gì cả, chỉ đi ra đi vào, đôi khi bay đi chơi quanh tổ hoặc bay đuổi theo các ong chúa để giao phối.- Ong đực không có bộ phận lấy phấn hoa, miệng ong đực không thích nghi với hút mật, vì vậy ong đực được ong thợ nuôi cho ăn. Khi trong tổ thiếu thức ăn (vào mùa đông) ong đực bị ong thợ đuổi ra ngoài tổ rồi chết đói hoặc chết rét.

Ong cái (ong thợ)

Ong thợ đã dành toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi của mình để làm việc cho sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Hầu như mọi công việc trong tổ đều do ong thợ đảm nhiệm. Ong thợ sau khi nở được 3 ngày đã bắt đầu làm việc cho đến khi tự đi tìm chỗ để chết ngoài tổ ong. Những nhiệm vụ đó là:- Nuôi ong chúa và nuôi ấu trùng: Hàng ngày lớp ong thợ từ 3 - 5 ngày tuổi chuyên cho ấu trùng ăn và lớp 6 - 9 ngày tuổi thì cho ong chúa ăn. Người ta tính: trong 6 ngày ong thợ tới thăm và chăm nom ấu trùng 8000 lần.- Ong chúa sau khi đã giao phối về tổ thì không bay ra ngoài nữa và được ong thợ chăm sóc rất chu đáo như: rửa mặt, chải lông, hốt phân chúa đưa ra ngoài tổ và nuôi chúa bằng thứ sữa đặc biệt từ trong tuyến sữa của chúng.- Nhỏ ra sáp ong và xây lỗ hình khối 6 cạnh trên cầu ong (việc sản xuất ra sáp ong thuộc nhiệm vụ của ong thợ 12-18 ngày tuổi và nó chỉ xây cầu khi đàn ong có chúa). Khi nguồn mật phong phú, một đàn ong mạnh có thể xây được 2-3 vạn lỗ tầng ong hoàn chỉnh trong một ngày đêm. Bình thường một mùa hè đàn ong có thể sản xuất ra 3 - 3,5 kg sáp ong.- Bảo vệ đàn, canh gác cửa tổ và sẵn sàng xông trận khi có kẻ địch xâm nhập vào tổ. Đó là nhiệm vụ những con ong thợ khoẻ, trên 25 ngày tuổi.- Đi tìm nguồn hoa, nguồn mật và nước rồi bay về báo cho cả đàn biết để đi lấy.- Đi lấy phấn hoa và mật hoa mang về tổ.- Chế biến thức ăn cho ấu trùng và chế biến mật ong thành thức ăn dự trữ cho đàn mà con người đã lấy phần mật dự trữ này là sản phẩm mật ong.- Đảm bảo cho tổ ong sạch sẽ lý tưởng: làm vệ sinh trong tổ ong, phân chúa, rác bẩn đưa ra ngoài.- Điều hoà nhiệt độ, tạo không khí trong sạch và mát mẻ trong tổ.

Tuổi thọ ong

- Ong chúa 5-6 năm (đẻ trứng mạnh năm thứ 2)- Ong thợ 3-6 tháng- ong đực 3 tháng, nhưng có thể chết sớm hơn vì bị bỏ rơi