*

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Sử dụng thuốc bơm hậu môn cho bà bầu thường không an toàn. Tuy nhiên, nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số cách thụt hậu môn sau:


Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thu nước từ từ, từ đó làm phân mềm và dễ thải ra ngoài. Thuốc thụt Microlax: Loại thuốc này có tác dụng khá nhanh, khoảng 30 phút sau khi sử dụng. Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc thụt này có tác dụng cân bằng vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu. Thuốc thụt Natri Phosphate: Đây là loại thuốc thụt khá phổ biến với tác dụng chính là làm tăng chất lỏng trong ruột non.

Bà bầu có cần dùng thuốc thụt hậu môn trước khi sinh?

Không chỉ thắc mắc bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt mà nhiều mẹ còn thắc mắc không biết có cần thụt hậu môn trước khi sinh không. Theo các chuyên gia, việc thụt hậu môn trước khi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ bà bầu đi đại tiện trong quá trình sinh nở, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Không những vậy, việc thụt hậu môn còn giúp giảm thời gian chuyển dạ, giúp mẹ bầu bớt đau đớn.

Bạn đang xem: Thụt hậu môn cho bà bầu

Thông thường, khi nhập viện để sinh nở, các bác sĩ sẽ hỏi lần gần nhất bạn đi đại tiện là khi nào, lượng phân đi được nhiều hay ít. Nếu đã lâu bạn chưa đi đại tiện hoặc đi đại tiện khó khăn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thụt hậu môn để đảm bảo vệ sinh cho quá trình sinh đẻ. Nếu bạn mới đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết.


Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, bạn nên chủ động thụt phân ngay từ lúc ở nhà khi có dấu hiệu đau đẻ vì không phải bệnh viện nào cũng thụt rửa cho bạn và có thể lúc lên cơn đau, bạn sẽ quên mất việc này

Giải pháp làm giảm táo bón không cần dùng thuốc thụt hậu môn cho bà đẻ

*

Đa phần bà bầu hay bị táo bón là do rối loạn nội tiết tố.

Xem thêm: Xử Lý Nhiệt Kế Thủy Ngân Bị Vỡ, Nhiệt Kế Vỡ Có Gây Nhiễm Độc Thủy Ngân

Ngoài nguyên nhân này, bà bầu bị táo bón còn có thể là do:

Sử dụng thuốc bổ sung sắt Bà bầu ít vận động Quá trình phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên khung xương chậu.

Mẹ bầu dùng thuốc thụt hậu môn không phải là giải pháp an toàn là câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Vì vậy, mẹ nên thử một số cách khác đơn giản và an toàn hơn:

Ăn nhiều sữa chua: sữa chua rất giàu lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, lượng canxi trong sữa chua còn giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào vi khuẩn ở niêm mạc đại tràng. Uống đủ nước: Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ các độc tố và giữ ẩm cho cơ thể. Tập thể dục: Đi bộ và tập yoga cho bà bầu thường xuyên là cách đơn giản để giảm nguy cơ bị táo bón. Thuốc không kê đơn: Nếu các biện pháp điều trị không hữu ích, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng. Ngừng uống thuốc sắt hoặc giảm liều lượng: Hãy thử bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn thay vì uống thuốc. Nếu bạn vẫn cần uống, chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ. Bấm huyệt: Đây cũng là cách giúp điều trị táo bón khá tốt thay vì sử dụng thuốc.

Táo bón khi mang thai có thể khiến bạn khó chịu, thậm chí tình trạng này còn có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thụt để điều trị là không nên hoặc chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm: Dùng thuốc trị táo bón cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?