*
Trang chủ » Văn học Việt Nam » Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam » Thầy lang bất đắc dĩ

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Lời dẫn Cùng một tác giả Bản chất truyện cổ tích Lai lịch truyện cổ tích Truyện cổ Việt Nam qua các thời đại Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Sự tích dưa hấu Sự tích trầu, cau và vôi Sự tích trái sầu riêng Sự tích cây huyết dụ Sự tích chim hít cô Sự tích chim tu hú Sự tích chim quốc Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột Sự tích chim đa đa Sự tích con nhái Sự tích con muỗi Sự tích con khỉ Sự tích cá he Sự tích con sam Sự tích con dã tràng Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộ, dủ dỉ, đa đa và chuột Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu Sự tích cái chân sau con chó Sự tích cái chổi Sự tích ông đầu rau Sự tích ông bình vôi Sự tích cây nêu ngày Tết Gốc tích bánh chưng và bánh dày Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lệ Phụng Hiểu Sự tích hồ Gươm Sự tích hồ Ba bể Sự tích đầm Nhất dạ và bãi Tự nhiên Sự tích đầm mực Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại? Sự tích đá Vọng phu Sự tích đá Bà rầu Sự tích thành Lồi Sự tích núi Ngũ Hành Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối Bò béo bò gầy Nữ hành giành bạc Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non Bụng làm dạ chịu hay là truyện thầy hít Đọc Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập II của Nguyễn Đổng Chi Đồng tiền Vạn Lịch Của thiên trả địa Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan Nợ như Chúa Chổm Hồn Trương Ba, da hàng thịt Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cấm bãi cứt trâu Cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán Đứa con trời đánh hay là truyện Tiếc gà chôn mẹ Giết chó khuyên chồng Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng Dì phải thằng chết trôi, còn tôi phải đôi sấu sành Cái kiến mày kiện củ khoai Vận khứ hoài sơn năng trí tử, thời lai bạch thủy khả thôi sinh Trinh phụ hai chồng Kiện ngành đa To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong Nói dối như Cuội Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời Hai ông tướng Đá Rãi Lê Như Hổ Chàng Lía Anh em sinh năm Bốn anh tài Khổng Lồ đúc chuông hay là sự tích trâu vàng Hồ Tây Thạch Sanh Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng Ông Ồ Âm dương giao chiến Yết Kiêu Lý Ông Trọng hay là sự tích Thánh Chèm Bảy Giao, Chín Quỳ Người ả đảo với giặc Minh Bợm lại gặp bợm hay bợm già mắc bẫy cò ke Quận Gió Con mối làm chứng Bùi Cầm Hổ Em bé thông minh Trạng Hiền Thần giữ của Kẻ trộm dạy học trò Con mụ Lường Con sáo và phú trưởng giả Con gà và con hổ Con thỏ và con hổ Mưu con thỏ Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà Gái ngoan dạy chồng Bà lớn đười ươi Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ Người họ Liêu và Diêm Vương Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Cố Ghép Ông Nam Cường Cố Bu Quận He Hầu Tạo Lê Lợi Lê Văn Khôi Ba Vành Hai nàng công chúa nhà Trần Vợ ba Cai Vàng Người thợ mộc Nam Hoa Người đầy tớ và người ăn trộm Ba chàng thiện nghệ Chàng ngốc được kiện Người đàn bà bị vu oan Tra tấn hòn đá Nguyễn Khoa Đăng Sợi bấc tìm ra thủ phạm Phân xử tài tình Người đàn bà mất tích Tinh con chuột Hà Ô Lôi Miếng trầu kỳ diệu Tú Uyên Nợ duyên trong mộng Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng Chàng đốn củi và con tinh Người thợ đúc và anh học nghề Sự tích đình làng Đa Hòa Con chim khách màu nhiệm Cây tre trăm đốt Người lấy cóc Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng Cuội cung trăng Lấy chồng dê Người lấy ếch Sự tích động Từ Thức Người học trò và ba con quỷ Hai cô gái và cục bướu Người hóa dế Thánh Gióng Ai mua hành tôi hay là lọ nước thần Người dân nghèo và Ngọc hoàng Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Sự tích công chúa Liễu Hạnh Người thợ săn và mụ chằng Quan Triều hay là chiếc áo tàng hình Miêu thần hay là sự tích chuột và mèo Con cóc liếm nước mưa Thầy cứu trò Hai con cò và con rùa Cô gái lấy chồng hoàng tử Người dì ghẻ ác nghiệt hay là sự tích con dế Làm ơn hóa hại Huyền Quang Tiêu diệt mãng xà Giáp Hải Tam và Tứ Bính và Đinh Hà rầm hà rạc Ông già họ Lê Tấm Cám Phạm Nhĩ Con ma báo thù Rắn báo oán Rạch đùi giấu ngọc Người học trò và con hổ Sự tích đền Cờn Quân tử Cường Bạo đại vương Mũi dài Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử Ông Dài ông Cộc hay là sự tích thần sông Kỳ-cùng Sự tích tháp Báo ân Vụ kiện châu chấu Bà ong chúa Anh chàng họ Đào Duyên nợ tái sinh Mỵ Châu - Trọng Thủy hay là truyện nỏ thần Cô gái con thần Nước mê chàng đánh cá Quan âm Thị Kính Sự tích bãi ông Nam Bán tóc đãi bạn Trọng nghĩa khinh tài Ả Chức chàng Ngưu Bốn người bạn Người cưới ma Vợ chàng Trương Sự tích khăn tang Ngậm ngải tìm trầm hay là sự tích núi Mẫu tử Cái vết đỏ trên má công nương Chàng ngốc học khôn Phiêu lưu của anh chàng ngốc hay la làm theo vợ dặn Thịt gà thuốc chồng Hòa thượng và người thợ giày Hai anh em và con chó đá Chàng rể thong manh Làm cho công chúa nói được Rủ nhau đi kiếm mật ong Cô gái lừa thày sãi, xã trưởng và ông quan huyện Thầy lang bất đắc dĩ Giận tao mày ở với ai hay là truyện phượng hoàng đất Cái chết của bốn ông sư Hai bảy mười ba Về Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 1 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 2 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 3 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 4 Thử tìm nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam Lời sau sách Báo và tạp chí Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu Nhà cổ tích học Nguyễn Đổng Chi với bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Một vài ký ức về anh tôi Bảng tra cứu tên truyện Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Ngày xưa có một anh chàng tên là Tân làm nghề cày ruộng. Anh là người thông minh nhưng tính tình có phần nhút nhát, lại phải cái hay phũ phàng với vợ. Người vợ căm lắm, quyết tìm dịp báo thù cho bõ ghét.

Bạn đang xem: Thầy lang bất đắc dĩ

Một hôm người vợ đi chợ, bỗng nghe văng vẳng có tiếng gọi loa: "Ai có tài chữa bệnh thì mời về triều sẽ được thưởng quan cao lộc hậu". Hỏi mọi người, chị mới hay đó là sứ giả nhà vua đi tìm thầy lang giỏi về cứu chữa cho công chúa bị hóc xương. Thấy cơ hội báo thù đã đến, người vợ bèn tìm gặp sứ giả, nói:

- Tôi biết trong làng này có một thầy lang chữa bệnh hay như thần, có thể chữa cả những người sắp chết.

Sứ giả đi mấy ngày chẳng gặp một ai, nay được người mách thì lấy làm mừng, vội hỏi:

- Thế thì hay quá. Có thật thế chăng?

- Thật đấy! Nhưng ông thầy này có một điều lạ là không muốn tự nhận mình là thầy lang, luôn luôn giả bộ ngờ nghệch. Ai nhờ chữa thì bao giờ cũng chối đây đẩy, chỉ có roi đánh quắn đít mới chịu nhận và mới chữa mát tay.

- Thế thầy lang hiện giờ ở đâu?

- Ngài cứ theo con đường này dẫn ra đồng. Hễ thấy người nào râu cá trê, đang cày với một con bò đen trên một đám ruộng khoai, thì chính là thầy lang. Tên thầy là Tân.

Sứ giả cũng mấy người lính hầu vội rẽ ra đồng. Khi gặp con người đúng như lời mách. sứ giả lễ phép nói:

- Chúng tôi vâng thánh chỉ mời thầy về triều chữa cho công chúa bị hóc xương đã ba ngày nay.

Anh chàng Tân thấy việc trớ trêu lấy làm lạ, bèn đáp:

- Ô hay! Các quan nhầm rồi Tôi quê mùa dốt nát, có biết làm thuốc bao giờ, đâu phải là thầy lang mà mời.

Nhớ đến lời dặn của người đàn bà, sứ giả toan dụng võ ngay, nhưng cũng cố đấu dịu:

- Xin thầy đừng giấu nghề; vả lại việc này là việc cấp bách và theo lệnh của hoàng đế, xin thầy hãy vui lòng tiến kinh cùng chúng tôi. Người bệnh lại là con vua cháu chúa, không nên từ chối.

- Tôi nới thật đấy mà! Hàng ngày tôi chỉ tay cày tay cuốc, làm gì biết đến việc hệ trọng như việc xem bệnh bốc thuốc.

Nghe những lời khăng khăng từ chối, sứ giả bụng bảo dạ: -"Thật thân lừa ưa nặng, tất phải dùng roi vọt mới xong". Nghĩ vậy, hắn bèn thét lính ra roi túi bụi. Tân không chịu đựng nổi mười roi, vội vã kêu lên:

- Thôi thôi, xin các quan ngừng tay. Tôi là thầy lang đây.

Sứ giả mừng quá vội cho Tân lên ngựa phi về hoàng cung, đưa vào buồng công chúa.

Bấy giờ công chúa đang nằm chờ chết, cái xương còn mắc ở cổ, khạc mấy cũng không chịu ra. Tân vừa đến, lấy làm bối rối không biết cất tay động chân thế nào. -"Hừ, ta thử làm cho công chúa cười một chút xem sao?".

Nghĩ vậy trước mặt công chúa, anh bèn nheo mắt méo miệng làm ra trăm kiểu ngộ nghĩnh như anh vẫn từng quen gây cười trước đám đông hàng xã. Chưa đến trò thứ ba thì công chúa và bọn cung nữ hầu hạ xung quanh đã bật cười, và còn đua nhau cười ngặt nghẽo. Tự nhiên cái xương trong cổ công chúa văng ra lúc nào không biết. Thế là bệnh lành. Mọi người đều trầm trồ kinh ngạc. Nghe tin, nhà vua và cả hoàng cung lật đật chạy vào mừng cho con gái và tíu tít cảm ơn thầy. Vua liền phong Tân làm chức thái y, sai lấy vàng bạc mũ áo ban thưởng. Về phần Tân, bụng bảo dạ: - "Ta dùng một mẹo nhỏ may mắn mà lành, thật là chó ngáp phải ruồi. Vậy ta hãy cố chối từ, thà về cày ruộng còn hơn là ở đây có ngày mang họa". Bèn đáp:

- Tâu bệ hạ, kẻ hạ thần này thực sự quê mùa dốt nát không biết việc thuốc men là gì. Vậy xin nhường chức tước ấy cho các vị lang y, còn hạ thần chỉ xin bệ hạ cho phép được trở về quê làng.

Vua vốn đã được nghe sứ giả cho biết tính tình kỳ lạ của người thầy thuốc, bèn quát thị vệ ra roi.

Tân cuống quít xin nhận mũ áo.

* * *

Lại nói chuyện khi nghe tin có thầy lang đại tài được vua đón về kinh đô, mới chữa một vụ hãy như thần, thì các con bệnh kinh niên khó trị từ bốn phương lục tục kéo nhau về, hy vọng được thầy ra tay cứu chữa. Chẳng bao lâu con số đã tăng lên đến tám mươi người. Hàng ngày họ đứng chực trước cửa ngọ môn đợi thầy ra, lính đuổi mấy cũng không đi. Nghe tin này, một hôm nhà vua bảo Tân:

- Dân chúng còn có người đau khổ là lòng ta chưa yên. Vậy nhà ngươi hãy đem tài thánh y gắng chữa cho con đỏ của ta được lành.

Xem thêm: Những Bài Hát Tiếng Anh Hay Nhất Cho Trẻ Em Hay Nhất Hiện Nay

Tân lo lắng, vội nói:

- Tâu bệ hạ, kẻ hạ thần tài hèn chẳng có gì, mà con bệnh nan y quá đông, làm sao chữa xuể.

Vua hất hàm cho bọn thị vệ chuẩn bị roi vọt. Thấy thế, Tân đành nhắm mắt nhận lệnh không dám từ chối. Nhưng để có thì giờ suy nghĩ, anh cũng xin vua cho được ở riêng cùng với bệnh nhân để tiện xem bệnh. Vua bèn ra lệnh đưa cho thầy cùng các bệnh nhân đến sở dưỡng tế của kinh kỳ.

Khi đã được đứng riêng một mình cùng tám chục bệnh nhân. Tân liền sai đóng cửa lại, ra lệnh cho lính gác cổng chỉ cho người ra mà không cho vào. Rồi sai sắp củi đốt một đống lửa giữa sân, đoạn dõng dạc lên tiếng:

- Chữa cho các ngươi thật là vất vả, song ta xin gắng. Ta có môn thuốc thần hiệu là cho thiêu một người sống, lấy tro ấy luyện thuốc trong ba tháng. Sau khi luyện xong thì thuốc của ta sẽ "bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh khu trừ", thần diệu không thể nói hết. Tục có câu: "Liều một người, cứu muôn người" là thế. Vậy trong số các ngươi đây, ai là người bệnh nặng nhất thì hãy chịu hy sinh tấm thân, tình nguyện để ta thiêu sống. Ta sẽ luyện thành "hảo dược" chữa lành cho bảy mươi chín người còn lại. Nào, ai đó chịu liều thân, hãy bước đến bên đống lửa!

Các bệnh nhân đang hăm hở, nay nghe nói vậy thì rụt cả lại, ai nấy kinh hoảng, mặt tái như gà cắt tiết. Tân lại tiếp:

- Nào mau lên. Trừ những ai bệnh nhẹ hoặc chưa đến nỗi nào, còn trong số những người bệnh nặng, người nào nặng nhất, hãy trông gương người xưa, chịu liều mình để phước lành cho con cháu. Vậy ai là người bệnh nặng nhất, ra đây!

Không một ai nhúc nhích. Tân lại tiếp:

- Có lẽ các người chưa biết bệnh của mình là như thế nào đâu. Thế thì các ngươi hãy để cho ta khám từng người một để chọn một người nặng nhất.

Chỉ vào một con bệnh đứng gần, Tân hỏi:

- Nào lại đây. Ta trông nhà ngươi xanh xao, chắc là sức yếu lắm.

Người kia không dám bước lên, run lập cập nói.

- Thưa tôi khỏe lắm ạ!

- Thế thì nhà ngươi vào đây làm gì?

Hắn lật đật lùi dần, lùi dần, rồi bỏ chạy ra khỏi cổng.

Tân lại chỉ vào một người thứ hai.

- Nhà ngươi có vẻ hom hem tợn. Nào bước lên đây cho ta bắt mạch.

Hắn ta chẳng những đã không bước lên mà còn lui lại sau: mặt cố giấu bớt vẻ nhăn nhó, đáp:

- Không, bệnh tôi đã nhẹ đi nhiều.

Nói rồi hắn cũng lẩn mất. Cứ như thế, Tân đã làm vợi hẳn số bệnh nhân. Người cuối cùng vừa chạy ra cổng thì gặp lúc nhà vua cũng vừa xa giá tới. Vua nhìn hắn hỏi:

- Nhà ngươi đã lành rồi ư? Vừa rồi bệnh nặng lắm kia mà?

- Tâu bệ hạ, kẻ hạ thần đã đỡ nhiều, hắn đáp.

Vua bước vào giữa lúc sở dưỡng tế đã sạch bóng bệnh nhân. Vua ngợi khen Tân hết điều. Sau đó vua cho phép chàng trở về quê quán. Vợ chàng không ngờ kết quả trớ trêu của cách báo thù của mình là làm cho chồng được quan cao lộc hậu<1>.

KHẢO DỊ

Một truyện của Ả-rập (Arabie):

Một người thợ dệt ngày nọ đi qua nhà một thầy thuốc thấy ông thầy cho người này uống thứ lá nọ, kẻ khác dùng thứ hoa kia mà thu được nhiều tiền. "Sao ta lại không làm như hắn nhỉ.". Nghĩ vậy, bèn về bảo vợ kiếm cho mình một chiếc khăn để đóng bộ thầy thuốc. Vợ bảo: - "Coi chừng kẻo mày giết người ta, rồi người ta sẽ giết mày". Ngày đầu anh ta cho đơn, thu được nhiều tiền (ca-ra). Tiếp ngày sau có một nữ tỳ gọi đến nhờ chữa cho bà chủ, bà này bệnh cũ đã lui, chỉ còn yếu sức. Anh bảo bà ăn một con gà mái luộc. Bà kia ăn xong khỏe hẳn lên. Vua nghe tin mời đến chữa bệnh cho mình. Khi anh đến, các quan hầu cận tâu vua: - "Nó là tên thợ dệt thì biết thuốc men gì chứ". - "Nhưng nó đã chữa cho người ta khỏe", vua đáp. - "Xin bệ hạ hãy hỏi vặn nó để thử xem". - "Cho các ngươi cứ làm". Bọn quan hỏi anh nhiều câu, anh đáp: - "Nếu tôi trả lời thì các ngài không hiểu đâu, ngay cả những thầy lang thường cũng không hiểu nổi. Bây giờ thế này: Ở đây có bệnh xá không?" - Đáp: - "Có". - "Có bệnh nhân nào lâu ngày mà chữa chưa lành không?". - "Có". - "Thế thì đưa tôi đến đấy, nhưng không được để ai vào".

Đến nơi, anh dặn người gác cổng: - "Nếu anh nói với ai ta làm những gì thì ta sẽ giết anh. Nhưng nếu anh không lộ chuyện ta sẽ cho nhiều tiền". Đáp: - "Tôi không nói đâu". Anh bắt hắn thề. Thề xong, anh hỏi: - "Có dầu không?" - "Có" - "Đưa ra đây". Bèn ra lệnh nấu trong vạc mấy chai dầu sôi sục. Đoạn gọi một bệnh nhân đến, hỏi: - "Nhà ngươi đau đã bao lâu?" - Đáp: - "Đau đầu đã ba năm nay". Anh bảo. - "Muốn lành thì phải ngồi vào vạc". - Bệnh nhân phát hoảng: - "Xin ngài hãy khoan". - "Không được, làm ngay". - "Tôi không còn chút nhức đầu nào nữa" - "Thế thì cho anh ra và báo cho người ta biết". Hắn ra khỏi cổng khen thầy giỏi. Những người khác đến lượt cũng thế<2>.

<1> Theo Truyện cổ tích Việt-nam (Truyện cười), Nhà xuất bản Nguyễn Du.

<2> Theo Bát-xê (Basset). Nghìn lẻ một cổ tích, truyện kể và truyền thuyết Ả-rập, quyển I, sách đã dẫn.