Nhiều nam giới có thói quen nhổ râu để duy trì vẻ ngoài lịch lãm, bảnh bao của mình. Tuy nhiên, bản chất của việc làm này lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại khôn lường cho làn da mà bạn không hề hay biết. Vậy tác hại của việc nhổ râu là gì? Nhổ râu như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu nhé!

I. Vì sao nam giới có thói quen nhổ râu?

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nam thanh thiếu niên sẽ bắt đầu xuất hiện râu trên gương mặt. Đây là dấu hiệu chứng tỏ trưởng thành về mặt giới tính, thể hiện phong độ nam tính của nam giới và là đặc điểm phân biệt giữa 2 giới.

Bạn đang xem: Nhổ râu có tốt không

Tuy nhiên, nếu không cắt tỉa gọn gàng, bộ râu không chỉ làm bạn trở nên già hơn tuổi và có phần luộm thuộm, mất thẩm mỹ. Nhổ râu là cách đơn giản nhất để loại bỏ những sợi lông mọc xung quanh vùng cằm, xương hàm. Chỉ với một chiếc nhíp nhỏ hoặc sợi chỉ bạn đã có thể loại bỏ nhanh chóng sợi râu trên bề mặt da. Đồng thời, nhổ râu còn giúp bạn loại bỏ sợi râu tận gốc, kéo dài thời gian mọc lại so với các hình thức khác như cắt tỉa, cạo râu,...



II. Tác hại của việc nhổ râu không phải ai cũng biết

Thực tế, nhổ râu tuy là thói quen hàng ngày của nhiều nam giới nhưng việc làm này lại không được các chuyên gia da liễu khuyến khích áp dụng. Lý giải điều này, Ths.BS Nguyễn Quốc Tuấn của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế cho biết: Dù rút ngắn thời gian mọc râu trở lại nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường cho làn da. Chẳng hạn như:

1. Viêm lỗ chân lông

Nơi chịu tác động đầu tiên nếu bạn nhổ râu thường xuyên chính là lỗ chân lông. Có thể một vài lần đầu bạn chưa hề cảm thấy lỗ chân lông của mình bị tổn thương. Tuy nhiên, khi nhổ lông, toàn bộ phần thân và nang lông cũng bị nhổ ra khỏi làn da. Đồng nghĩa với việc lỗ chân lông bị tác dụng lực mạnh, kéo giãn và hư tổn. Ngoài ra, khi nhổ râu nhiều lần, bề mặt nang lông có xu hướng mở rộng ra. Bạn sẽ nhìn thấy rõ bằng mắt thường, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.

2. Tạo cơ hội cho mụn mủ phát triển

Lỗ chân lông mở rộng tạo điều kiện để bã nhờn, tuyến mồ hôi, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Do đó, có thể nhận thấy những người thường xuyên có thói quen nhổ râu sẽ có nguy cơ xuất hiện mụn ở vùng cằm nhiều hơn. Không những vậy, viêm nhiễm còn khiến xuất hiện tình trạng lông mọc ngược, mụn mủ sưng đau. Không những ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ bên ngoài mà còn tác động đến khả năng nhai, nói, vận động cơ miệng.



3. Tác động xấu tới làn da quanh vùng miệng

Nhổ râu thường xuyên sẽ tác dụng lực lớn tới vùng da xung quanh miệng khiến cấu trúc tế bào có sự thay đổi. Lỗ chân lông ngày càng to, da có dấu hiệu kém đàn hồi, nhão

Mặt khác, sau khi nhổ râu làn da sẽ sưng đỏ, ngứa rát. Thậm chí ở nhiều người có cơ địa da khô còn xảy ra tình trạng rát da, bong tróc da do thường xuyên chịu hư tổn bởi lực nhổ râu.

4. Ảnh hưởng tới dây thần kinh dưới cằm

Dây thần kinh dưới da giúp cơ mặt vận động linh hoạt hơn theo sự điều khiển của não bộ. Tuy nhiên, tác động của việc nhổ râu lại khiến ảnh hưởng tới dây thần kinh này. Hệ thống cơ mặt sẽ bị liệt hoặc méo miệng, lệch sang 1 bên.

5. Nguy cơ viêm da, dị ứng cao

Tác hại của việc nhổ râu còn gây nên tình trạng viêm da, nhiễm trùng da, dị ứng do vi khuẩn hoặc chất bẩn xâm nhập vào nang lông. Nếu bạn nhận thấy trên da có các dấu hiệu dị ứng, viêm đỏ, ổ sưng đỏ,.. cần tới khám tại các cơ sở da liễu ngay để tránh hậu quả khó lường sau này.

Xem thêm: Biết Đủ Là Hạnh Phúc Nhất - Sống Biết Đủ Là Cách Sống Trí Tuệ

Anh Đức Anh (Hà Nội) cho biết: “Khi đến tuổi trưởng thành, mình bắt đầu có dấu hiệu mọc râu. Việc đó khiến mình cảm thấy không quen, ngứa ngáy, khó chịu nên mình dùng nhíp để loại bỏ chúng. Về lâu về dài đã tạo thành thói quen, hễ sợi nào mọc ra là dùng nhíp nhổ ngay. Tất nhiên, sau khi nhổ vùng da dưới cằm của mình có mẩn đỏ, thậm chí là nổi mụn nhưng mình khá chủ quan. Tới 1 hôm mình thấy cục mụn dưới cằm bị viêm sưng và thấy hơi buốt. Bên trong lại có nhân đen nên mình cố nặn. Không hiểu mình nặn kiểu gì mà bị méo miệng, người nhà phải đưa đi viện thì được biết mình bị biến chứng do nặn nhầm đinh râu. Điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng mãi mới khỏi. Đúng là bài học nhớ đời”.



III. Tại sao nhổ râu mà râu vẫn mọc lại?

Thực tế, nhổ râu chỉ loại bỏ được thân và chân râu tạm thời trong 1 thời gian ngắn (thường là 5 – 7 ngày). Tuy nhiên, nang râu gốc vẫn còn tồn tại sâu dưới bề mặt da. Điều này đồng nghĩa chất sừng keratin vẫn hoạt động và sản sinh ra tế bào mầm nhú. Đây là lý do tại sao sau khi nhổ râu, râu vẫn mọc lại mà không thể loại bỏ vĩnh viễn chúng được. Ngoài ra, râu mọc lại sẽ có xu hướng cứng sợi, sợi đen hơn, mọc rậm hơn trước đây. Thậm chí, nếu lỗ chân lông đã bị giãn to thì 1 gốc râu có thể mọc 2 sợi râu cùng một lúc.

IV. Cách nhổ râu đúng cách không gây đau

Biết được tác hại của việc nhổ râu rồi nhưng nếu vẫn muốn thực hiện thì sao? Nhổ râu cũng cần có đúng kỹ thuật để tránh gây ảnh hưởng, đau rát tới làn da. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 2 cách nhổ râu chuẩn giúp hạn chế đau rát, kéo dài thời gian râu mọc trở lại.

1. Nhổ râu bằng nhíp

Bước 1: Rửa mặt sạch sẽ bằng nước ấm để da mềm và giúp lỗ chân lông giãn nở.Bước 2: Dùng bông thấm 1 ít oxy già hoặc cồn rồi chấm lên vùng da để hạn chế đau rát khi nhổ râu.Bước 3: Dùng nhíp hoặc máy nhổ râu chuyên dụng nhổ từng sợi trên da một cách dứt khoát, nhanh chóng theo chiều râu mọc.Bước 4: Chấm dầu dừa hoặc dầu oliu lên da để tạo thành 1 lớp màng mỏng dưỡng ẩm, giảm sưng, ngứa sau nhổ. Ngoài ra có thể dùng nha đam tươi hoặc gel để làm dịu da.

2. Nhổ râu bằng chỉ

Bước 1: Vệ sinh mặt sạch sẽ với nước ấm để mở lỗ chân lông, tốt cho quá trình se chỉ nhổ râu.Bước 2: Sử dụng phấn rôm trẻ em để nhổ râu hiệu quả hơn.Bước 3: Dùng một sợi chỉ dài khoảng 40 – 50cm và buộc 2 đầu lại. Dùng 2 tay kéo căng sợi chỉ, xoắn vòng tròn lại từ 6 - 8 vòng tạo thành hình số 8.Bước 4: Lúc này, khi bạn mở hoặc khép tay thì sẽ thấy những chỗ xoắn trên sợi chỉ di chuyển dễ dàng theo chiều ngang.Bước 5: Để sợi chỉ tiếp xúc với mép hoặc vùng cằm, thực hiện động tác khép mở luôn phiên giữa 2 tay để các sợi râu bị cuốn vào sợi chỉ và bật ra khi đoạn xoắn di chuyển. Tiếp tục lặp lại cho đến khi râu được loại bỏ sạch sẽ.Bước 6: Vệ sinh lại bằng nước mát và bôi một chút dầu dừa hoặc nha đam để làm dịu cảm giác đau rát.

Đây là cách nhổ râu không đau đang được nhiều nam giới áp dụng và review hiệu quả trên nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, với sau khi nhổ việc làn da sưng đỏ, ngứa rát là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần trước khi quyết định thực hiện theo cách này.



Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên bạn đã biết tác hại của việc nhổ râu là như thế nào. Tưởng chỉ là hành động “dọn dẹp” đơn giản cho vùng da dưới cằm và mép, nhưng vô tình có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn cũng đang có thói quen nhổ râu thì hãy từ bỏ ngay đi nhé!

*
23 13 Comments