Máy bơm nước chân không là thiết bị tiện dụng trong đời sống hằng ngày của nhiều hộ gia đình, dùng cho sinh hoạt hoặc canh tác. Ngoài ra, máy bơm chân không trục ngang cũng mang lại hiệu quả cao khi sử dụng trong công nghiệp. Cùng Vật Tư 365 tìm hiểu chi tiết về các loại máy bơm chân không và ứng dụng trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Máy bơm nước chân không

*
Máy bơm chân không đa công dụng trong sinh hoạt và sản xuất

Máy bơm nước chân không là gì?

Máy bơm nước chân không là thiết bị có thể bơm được cả nước và không khí. Dễ hiểu hơn thì đây là loại máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định. Thông thường, máy bơm nước hút chân không dùng để bơm nước hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm nước hút chân không

Máy bơm nước hút chân không hoạt động trên nguyên lý Piston với trục và cánh bơm chính là bộ phận chuyển động chính. Cánh bơm quay chất lỏng liên tục, tạo lực văng ly tâm hướng ra ngoài, hình thành một vòng chất lỏng quay đồng tâm với vỏ bơm.

Trong khi vòng chất lỏng này được tạo ra, bộ phận cổng hút sẽ làm nhiệm vụ hút không khí. Sau khi cổng hút được thông, chất lỏng sẽ quay ngược trở lại vào không gian giữa cánh bơm và lưỡi, đẩy không khí ra bên ngoài qua cổng xả. Cho đến khi không gian giữa các lưỡi cánh chạm với cổng xả, vòng chất lỏng sẽ đưa không khí bị nén vào đây.

*
Máy hút nước chân không thường gặp

Cấu tạo và điều kiện vận hành máy bơm chân không 

Nhìn chung, máy bơm hút chân không có cấu tạo cơ bản gồm:

Buồng bơm làm bằng gang xámCánh bơm làm bằng đồng, nhựa PPOVỏ động cơ thường là nhômTrục thường là InoxVòng bi sử dụng C&U-NSKĐộng cơ 100% làm từ đồng

Một số điều kiện để vận hành máy bơm chân không:

Nhiệt độ môi trường trung bình: 0- 40 độ CNhiệt độ chất lỏng trung bình: 0 – 60 độ CĐộ sâu tối đa hút trực tiếp: 9mKhả năng làm việc: liên tục 24h.

Ưu điểm vượt trội của máy bơm chân không

Nhìn chung, máy bơm chân không được nhiều người dùng bởi tiện dụng và hiệu quả cho cả đời sống sinh hoạt hằng ngày lẫn trong công nghiệp như sau:

Không yêu cầu cao về độ kín khí nên dễ lắp đặt và sử dụng

Nếu dùng máy bơm nước ly tâm hay hướng trục, bắt buộc phần đường ống hút nước phải tuyệt đối kín khi bơm hút thì mới bơm được nước. Nếu các phụ kiện và đường ống không đảm bảo điều kiện này, không khí lọt vào khiến nước không thể bơm lên, dẫn đến tình trạng máy bơm bị chạy khô và hỏng máy bơm nếu kéo dài. Để đảm bảo an toàn sau khi vận hành, bắt buộc phải kiểm tra tình trạng lên nước của máy bơm phải được trực quan hoặc qua các thiết bị kiểm tra và đóng ngắt tự động. Còn máy bơm nước hút chân không thì hoàn toàn có thể hoạt động ở một mức độ hở khí nhất định.

*
Máy bơm nước hút chân không nhỏ gọn, dễ lắp đặt và sử dụng

Có khả năng hút sâu hơn các dòng máy bơm ly tâm thông thường

Các máy bơm ly tâm thông thường chỉ hút được nước ở độ sâu 8 – 9m. Nhưng chúng sẽ gặp nhiều khó khăn khi bơm nước với độ sâu lớn hơn 10 mét. Lúc này, người ta thường phải sử dụng củ hút sâu cho rất nhiều trường hợp máy bơm không thể hút được nước, vì đây là giới hạn bắt đầu xuất hiện hiện tượng khí xâm thực. Chính là việc xuất hiện bọt khí bởi nước bị hóa hơi, do máy bơm chân không có khả năng hút nước lẫn không khí, nên nước và không khí vẫn tiếp tục được bơm lên. Trong trường hợp giếng khoan quá sâu lên đến hơn 20 hoặc hơn 30m, bắt buộc phải sử dụng máy bơm nước giếng khoan sâu.

Xem thêm: Các Hãng Điện Thoại Cảm Ứng Giá Rẻ Dưới 2 Triệu Tốt Nhất Hiện Nay

*
Bơm nước chân không bơm hút nước ở độ sâu lớn hơn 9m

Có khả năng tự mồi

Thiết kế của phần cánh và khoang bơm, kèm theo các cửa hút và cửa xả ở phía trên buồng bơm cho phép máy bơm chân không khả năng tự mồi rất tốt. Chỉ cần mồi nước lần đầu cho máy bơm, máy sẽ tự động lưu lại một lượng nước ở buồng bơm sau mỗi lần vận hành. Phần nước này đóng vai trò tự mồi để máy bơm hoạt động.

Các dòng máy bơm nước chân không thông dụng

Máy bơm hút chân không Panasonic

Panasonic là thương hiệu nổi tiếng với các dòng máy hút nước chân không dân dụng cỡ nhỏ, chất lượng ổn định. Máy bơm chân không Panasonic được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay, phù hợp với thu nhập của khá nhiều hộ gia đình. Thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, động cơ khỏe cùng độ ổn định cao, tiết kiệm tối đa điện năng là những ưu điểm cực kỳ cạnh tranh của chiếc máy bơm hút chân không Panasonic.

*
Máy bơm chân không Panasonic thiết kế nhỏ gọn, sức làm việc mạnh mẽ

Máy hút nước chân không Kangaroo

Điểm nổi trội của máy bơm hút chân không Kangaroo là động cơ mạnh mẽ, đảm bảo áp lực nước ổn định và hiệu suất làm việc cao. Ngoài ra, máy bơm chân không Kangaroo còn giúp tiết kiệm điện năng tối ưu. Thân máy làm từ vật liệu có độ bền vượt trội, có thiết bị bảo vệ quá nhiệt, giữ an toàn cho người dùng.

*
Máy bơm chân không Kangaroo tiết kiệm điện, an toàn cho người dùng

Máy bơm nước hút chân không JLM

JLM là một trong những thương hiệu máy bơm nước chân không được lòng người dùng vì vận hành êm ái, không tạo ra tiếng ồn. Máy bơm JLM tích hợp những đặc tính vượt trội như: tự động ngắt điện khi bị mất nguồn nước vào máy bơm, ngừng hoạt động khi không sử dụng, chức năng tự động bảo vệ chống kẹt, chống quá tải,…

*
Máy bơm chân không JLM có khả năng tự ngắt để bảo vệ các linh kiện

Máy bơm nước chân không WILO

Máy bơm hút chân không WILO là một thương hiệu đến từ Hàn Quốc. Những chiếc máy bơm chân không này được làm bằng vật liệu cao cấp, có khả năng chống gỉ sét, cách điện và chịu nhiệt tốt, không bị biến dạng ở nhiệt độ cao.

Máy bơm hút chân không WILO nổi bật với ưu điểm là động cơ khỏe, vận hành êm, không gây tiếng ồn, tiết kiệm điện, sử dụng dòng điện thấp nên an toàn cho người sử dụng.

*
Máy bơm hút chân không WILO – thương hiệu Hàn Quốc chất lượng

Ai nên sử dụng máy bơm nước chân không?

Máy bơm nước chân không được dùng như một thiết bị cấp nước chính, hút nước từ bể ngầm hoặc đường ống và đẩy lên bể chứa trên cao, trữ cho sinh hoạt hằng ngày. Trong nông nghiệp, máy bơm chân không dùng để hút giếng, tưới tiêu và một số công việc khác.

Nhìn chung, máy bơm chân không đa dụng và hiệu quả cao hơn các dòng máy bơm khác.