Khi mới chơi ảo thuật bài, bạn không biết bắt đầu như thế nào cho đúng và dễ dàng. Hãy để mình chia sẻ với bạn 8 kinh nghiệm khi chơi ảo thuật bài cho người mới dựa trên kinh nghiệm của mình nhé.Bạn đang xem: Hướng dẫn 30 cách làm ảo thuật đơn giản với bộ bài

(Ngoài ra, bài viết này còn cung cấp các tên Skill, tên DVD dạy ảo thuật, tên ảo thuật gia để giúp các bạn tham khảo và tìm kiếm lúc cần thiết.)

1. Hãy bắt đầu bằng ảo thuật toán học


*

Nếu bạn mới bắt đầu chơi ảo thuật bài, hãy học những trò đơn giản nhất, không đòi hỏi kỹ năng, chỉ cần bạn nhớ cách làm và làm theo là được. Điều này giúp bạn làm quen với cảm giác của bộ bài và với phản ứng của khán giả, tạo thuận lợi rất nhiều cho việc luyện tập và biểu diễn sau này. Bạn có thể thử bộ DVD Ultimate Self Working Card Trick – 3 Vol.

Bạn đang xem: Hướng dẫn làm ảo thuật bài đơn giản nhưng cực kỳ vi diệu

Với những trò ảo thuật toán học đơn giản, bạn có thể biểu diễn ngay sau khi tập luyện khoản 10 phút, việc này tạo hứng thú cho bạn tiếp tục tập luyện những trò khác, còn nếu bạn bắt đầu bằng các trò đòi hỏi kỹ thuật, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, không bỏ vài tuần tập luyện thì bạn sẽ khó lòng làm được.

Tóm lại, hãy bắt đầu mọi việc bằng những thứ đơn giản nhất vì mọi thứ phức tạp điều được tạo nên từ những điều đơn giản.

2. Tiếp theo là động tác cơ bản và quan trọng


*

Sau khi quen thuộc với cảm giác bộ bài, hãy lần mò sang những kỹ năng cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong ảo thuật bài, đó là những động tác cơ bản. Sau đây là danh sách các động tác “không thế không biết” khi chơi ảo thuật bài:

Double Lift, Elmsley Count, Overhand False Shuffle, False Cut, Double Under Cut, Classic Force

Ngoài ra, bạn có thể tập thêm một vài động tác sau nếu thấy cần thiết:

Classic Pass, Half Pass, Top Palm, One Hand Top Palm, Top Change

(bạn có thể tìm thấy hầu hết các động tác này trong DVD Born to Perform Card Magic by Oz Pearlman)

Để tập những động tác này tốt hơn, hãy tìm những trò ảo thuật kèm theo để ứng dụng những động tác này. Có rất nhiều trò ảo thuật được tạo ra với chỉ duy nhất một động tác cơ bản để bạn có thể tập luyện và biểu diễn.

Khi ứng dụng một động tác vào ảo thuật, bạn sẽ thấy được nhiều góc độ khác nhau của động tác này mà khi tập luyện bình thường bạn không thấy được. Điều đó giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.

3. Đừng quên về Color Change nhé


*

Color Change (đổi màu lá bài) cũng như là “nước mắm” trong một bữa cơm vậy, bạn không cần nó quá nhiều nhưng cũng phải có chút ít mới ổn. Sau đây là một vài động tác Color Change phổ biến nếu bạn thích tập luyện:

Classic Change, Duck Change, Wave Change, C3 Change, Snap Change, Paintbrush Change, Flippant Change, Flick Change, Be Kind Change …

(rất nhiều động tác color change có trong DVD Hot Shot Color Changes Starring Ben Salinas)

Nói chung thì Color Change có muôn vàn, bạn chỉ nên chọn vài cái bạn thích để tập luyện thôi, không nên tập quá nhiều động tác khi mới bắt đầu chơi.

Tất nhiên, sau một đến hai năm “đắm chìm” trong ảo thuật, lúc đó bạn muốn tập cái gì bạn thích cũng được, nhưng nếu bạn mới chơi thì còn rất nhiều động tác khác quan trọng hơn dành cho bạn.

4. Hãy xem nhiều DVD dạy ảo thuật


*

DVD dạy ảo thuật là nguồn tài liệu phong phú và dễ dàng nhất để bạn có thể bổ sung kiến thức về ảo thuật bài. Có rất nhiều dạng ảo thuật bài và phong cách diễn khác nhau để bạn tham khảo và học tập.

Hãy chọn cho mình những trò ảo thuật hay nhất để luyện tập cũng như phong cách phù hợp để phát triển. Dưới đây là một số DVD phù hợp cho người mới chơi:

Royal Road to Card Magic by Paul Wilson, Born to Perform Card Magic by Oz Pearlman, Hot Shot Color Changes by Ben Salinas, 40 Ways to Force a Card, Impromptu Card Magic by Aldo Colombini

Ngoài ra, các bạn có thể tìm thêm các DVD mang phong cách ảo thuật bài hiện đại của Yoann, Patrick Kun, Zach Mueller để tham khảo.

5. Có bài diễn “tủ” của riêng mình


*

Hãy chọn ra những trò ảo thuật hay nhất, cố gắng liên kết nó thành một bài diễn hợp lý và có nội dung, sau đó tập luyện nó thật nghiêm túc, biểu diễn nó với bất cứ khán giả mới nào của bạn. Trong quá trình biểu diễn, bạn sẽ rút kinh nghiệm và cải tiến cách diễn cũng như lời thoại sao cho phù hợp và hay nhất, bạn sẽ khám phá ra phong cách của bản thân và phát triển khả năng trình diễn của mình.

Xem thêm: Ti Tỉ Cách Phối Đồ Với Áo Dạ Dáng Suông Đẹp Chuẩn Gu Mùa Lạnh

Đến khi nào bạn nhắm mắt lại mà vẫn có thể hồi tưởng một cách chi tiết tất cả động tác trong bài diễn của mình và bạn trình diễn nó gần như theo bản năng chứ không cần qua não sử lý nữa thì lúc đó bạn biết rằng bạn đã có một bài diễn ảo thuật tuyệt vời rồi đó.

6. “Show trình” là điều không thể tránh khỏi


Nghe có vẻ khá là “ấu trĩ” nhưng đây là điều thường gặp khi các ảo thuật gia gặp mặt và giao lưu với nhau. Họ thường diễn các trò ảo thuật “hack não” hoặc các động tác cực khó mà ít ai làm được hoặc dù có làm được cũng phải trầm trồ vì họ hiểu rằng để tập được những động tác đó … rất khó.

Điều này là rất bình thường, vì những người chơi ảo thuật với nhau thường rất ít trao đổi về các trò ảo thuật cơ bản mà ai chơi ảo thuật cũng biết, họ muốn một điều gì đó mới mẻ, khó khăn hoặc “hack não” hơn.

Hãy chọn một vài động tác khó và tập luyện thật tốt để không bao giờ rơi vào thế bị động khi giao lưu với các ảo thuật gia khác nhé, một vài gợi ý dành cho bạn:

Bottom Deal, Second Deal, Classic Pass, Perfect Riffle Shuffle, Unti Faro, Alter Change, C3 Change, Center Deal, Greek Deal, Snap Deal …

Bạn có thể chọn bất kỳ động tác độ khó cao nào để tập luyện, nhưng hãy nhớ, điều quan trọng nhất là bạn phải thật sự “làm được nó” trước khi đem ra “chém gió” với người khác nhé.

7. Tập luyện chăm chỉ là điều cần thiết


Tập luyện ảo thuật cũng như con thuyền đi ngược dòng nước, bạn phải cố gắng tiến lên phía trước, nếu không bạn sẽ lùi về phía sau và trong trường hợp này thì không có cái “neo” nào giúp bạn đứng tại chỗ cả.

Hãy tập luyện một cách thường xuyên, phối hợp với việc biểu diễn cho khán giả, liệt kê ra danh sách những động tác cần thiết bạn muốn tập, lên kế hoạch và thời gian hợp lý cho việc tập luyện và tất nhiên cũng đừng quên thời gian cho việc tìm hiểu các trò ảo thuật mới.

Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã đủ giỏi hoặc kiến thức đã đủ nhiều để dừng lại, khi bạn tập luyện đủ lâu và biết đủ nhiều, bạn sẽ nhận ra là … thật ra bạn chỉ mới biết “một tí tẹo” về ảo thuật bài mà thôi.

8. Ảo thuật cần sự sáng tạo


Sáng tạo một điều gì đó khó hơn bắt chước rất nhiều. Chính vì thế bước này là bước được đặt ở cuối cùng. Bảy bước phía trên hướng dẫn bạn cách làm thế nào để “bắt chước” ảo thuật gia khác, còn bước này giới thiệu cho bạn cách trở thành một ảo thuật gia thật sự, vì một ảo thuật gia chân chính cần phải có khả năng sáng tạo.

Theo khái niệm chủ quan, sáng tạo trong ảo thuật có 3 loại:

-Loại 1: Tạo ra một điều gì đó hoàn toàn mới và mang tính nền tảng (cái này rất khó)-Loại 2: Tạo ra ra một điều gì đó mới mẻ nhưng dựa vào một nền tảng cũ (cái này khá khó)-Loại 3: Tạo ra ra một cách thức khác tốt hơn để làm một điều đã được tạo ra trước đây (cũng chả dễ)

Và bạn chỉ có thể bắt đầu sáng tạo khi bạn tích lũy đủ nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, tất nhiên cũng không thể thiếu một chút may mắn và linh cảm.

9. Lời kết

Trên đây là một vài kinh nghiệm mà mình đúc kết được sau 6 năm đến với ảo thuật bài. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho các bạn, nhất là những bạn mới làm quen với ảo thuật bài. Chúc các bạn vui vẻ khi theo đuổi niềm đam mê thú vị này.