*

Cấu tạo kiến trúc (CTKT) là một trongnhững môn học nguyên lý chính và quan trọng về thiết kế (nguyên lý thiếtnhà ở, nhà công cộng, cấu tạo kiến trúc, nội thất…) trong đào tạo Kiếntrúc sư (KTS). Ngay cả khi đã ra trường, môn học này vẫn tiếp tục thamgia vào việc hành nghề của các KTS trong quá trình triển khai các côngtrình xây dựng thực tế. Đặc thù của môn học CTKT là tính thực tế cao,được kết nối chặt chẽ với sự phát triển công nghệ, vật liệu xây dựng.Chính vì vậy, môn học CTKT được xem là khá lý thú, bổ ích, liên quantrực tiếp đến kỹ năng phát triển nghề của SV. Tuy nhiên, qua khảo sát sơbộ cho thấy cách dạy và học môn học này (đặc biệt là trong bối cảnhviệc đào tạo KTS đang chạy theo số lượng hơn là chất lượng) chưa bắtnhịp được với xu thế đổi mới, phát triển của giáo dục đại học nói chungvà đào tạo KTS nói riêng. SV học xong chưa đạt được các kỹ năng cầnthiết, khả năng vận dụng kém. Giảng viên (GV) trong quá trình giảng dạyít kết nối, tương tác với thực tế nên các kiến thức trở nên lạc hậu,không đáp ứng được các xu hướng của thị trường.

Bạn đang xem: Giáo trình kiến trúc dân dụng

Việc tìm ra phương cách giảng dạy, phù hợp với các yêu cầu mới, dựatrên tính thực tế và tính tương tác của môn học, đồng thời có thể ápdụng vào việc soạn thảo mới giáo trình môn học đang trở thành một nhucầu cấp thiết…


Thư viện Ninh Bình (Đồ án sinh viên)

Đánh giá môn học và những vấn đề đặt ra

Yếu tố đầu tiên – người học, SV kiến trúc năm thứ 2mới bắt đầu bước vào giai đoạn đào tạo chuyên ngành sau một năm đào tạocơ sở. Vì vậy họ chưa có hiểu biết nhiều về công trình thựctế, khả năng ứng dụng kiến thức chỉ cho các môn học đồ án vốn nặng tínhgiả lập nên SV rất dễ quên khi không có sự nhắc lại. Mặt khác, tìnhtrạng chung của SV hiện nay là tiếp nhận kiến thức một cách thụ động,nghe giảng, vẽ lại, mang tính bắt chước nhiều hơn là sự hiểu biết bảnchất, (nguyên lý để có thể sáng tạo, thay đổi và vận dụng vào theo cácđiều kiện thực tế), phụ thuộc vào bài giảng, giáo trình mà không có sựliên hệ với thực tế. Để kiểm tra cuối môn học, SV phải vẽ các chi tiết,cách thức cấu tạo công trình (hầu như không có phần viết, nếu có thì chỉmang tính chất hỗ trợ cho phần vẽ), việc vẽ này mang phần sao chép từcác hình vẽ có sẵn nhiều hơn là dựa trên việc hệ thống hoá những hiểubiết của mình. GV đánh giá SV dựa trên: (1) các bài kiểm tra trên lớp,(2) bài tập (lớn) và (3) bài kiểm tra kết thúc học phần.

Yếu tố thứ hai – người dạy, là các GV nhưng đồng thời cũng là KTS.Do tính chất nghề nghiệp, họ đa phần là những người năng động, tham gianhiều công việc thiết kế thực tế. Vừa giảng dạy, vừa hành nghề thiết kếnên có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết xử lý kiến trúc, đồng thời cũng cónhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp thiết kế, cung ứng các giải phápcông nghệ, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, một số GV ít va chạm với côngtrình thực tế nên không nắm bắt, cập nhật kịp thời sự tiến triển về côngnghệ xây dựng và vật liệu xây dựng; một số khác, do chịu ảnh hưởng củathị trường nên trong lúc giảng dạy đôi khi nhấn mạnh các giải pháp cụthể, đặc thù, xem nhẹ các nguyên lý, nguyên tắc mang tính cơ sở, kinhđiển trong xử lý kiến trúc và kết nối với các chuyên ngành khác. Cáchgiảng dạy của môn học này, trước đây, khi các trường đại học chưa đượctrang bị máy chiếu, GV sử dụng bảng đen để giảng bài (GV vẽ trên bảng,SV vẽ và ghi chép lại) kết hợp với các hình vẽ mẫu trong giáo trình.Hiện nay, với sự hỗ trợ của máy chiếu, GV có thể giới thiệu các hình ảnhthực tế, sau đó sử dụng bảng đen để giải thích rõ hơn. Ngoài những kiếnthức có trong giáo trình, GV thường đưa thêm những phần mở rộng hỗ trợcho SV dựa trên những kinh nghiệm thực tế của mình, giới thiệu và cậpnhật những công nghệ, vật liệu xây dựng mới, giúp bài giảng thêm phongphú và sinh động.

Xem thêm: Canxi Herbalife Có Tốt Không ? 7 Tác Dụng Của Herbalife Mang Lại Cho Sức Khỏe

Yếu tố thứ ba là bài giảng và giáo trình.Hiện tại, nội dung bài giảng dựa trên việc phân chia các cấu kiện kiếntrúc thành 6 nhóm: (1) Móng, (2) Tường, cột, (3) Sàn, dầm, (4) Mái, (5)Cầu thang, (6) Cửa. Các nhóm này thể hiện phương thức xây dựng “truyềnthống” (cấu kiện chịu lực phương đứng – cấu kiện chịu lực phương ngang –cấu kiện khác). Tuy nhiên, kiểu phân chia này lại cho thấy thiếu sự kếtnối giữa các cấu kiện, không thể hiện được quy trình xây dựng thực tế.Hệ thống giáo trình môn học được biên soạn từ cách đây hơn 10 năm, nhiềuvật liệu và chi tiết cấu tạo, công nghệ xây dựng đề cập trong giáotrình đã trở nên lạc hậu, không còn hoặc sử dụng ít dần trong thực tế;mặt khác, một số công nghệ, vật liệu mới không được đề cập mặc dù đangrất phổ biến. Điều này là do hệ thống giáo trình này không có cơ chế cậpnhật định kỳ. Bên cạnh đó, các GV cũng tự soạn các bài giảng điện tửriêng trên cơ sở giáo trình kết hợp với kinh nghệm và sự hiểu biết cánhân, tuy được cập nhật thường xuyên hơn nhưng mang nhiều dấu ấn cánhân, chưa có sự thống nhất giữa các GV cũng như chưa tạo ra được hệthống dữ liệu trực tuyến chung để SV và GV cùng khai thác, tương tác.

Thông qua 3 yếu tố trên, có thể thấy hoạt động dạy và họcmôn CTKT chủ yếu theo một chiều, từ GV đến SV, còn chiều ngược lại, từSV đến GV, rất mờ nhạt. Việc dạy và học vẫn theo kiểu “chay”, chủ yếunặng về truyền thụ lý thuyết, không có thực hành, tham quan thực tế,không có thư viện học liệu, học cụ để minh hoạ. Một vấn đề khác nữa làmôn học vẫn theo tình trạng chung: “giảng dạy cái GV/giáo trình có” chứkhông phải “giảng dạy cái xã hội/thị trường cần”, không có kết nối vớicác môn học khác để kiểm tra, đánh giá “hậu môn học”. Đây là môn họcmang tính thực tế cao nhưng lại chưa tận dụng được kinh nghiệm từ cácKTS thiết kế thực tế; chưa tận dụng nhu cầu quảng bá, quảng cáo sản phẩmcủa các doanh nghiệp công nghệ, vật liệu xây dựng thông qua việc tựgiới thiệu, tham gia vào quá trình đào tạo KTS. Dựa trên nhu cầu thựctế, môn học CTKT phải đảm bảo đồng thời: (1) tính lý thuyết của môn học,được thể hiện qua những lý thuyết cô đọng, chuyển tải dưới dạng nguyênlý chung, áp dụng cho nhiều trường hợp, không cụ thể chi tiết cho từngtrường hợp riêng, đặc thù; (2) tính thực hành và áp dụng của môn học,được thể hiện qua các khả năng riêng, đặc thù cho các nguyên lý, nguyêntắc cấu tạo chung, dựa trên sự phong phú, đa dạng, tính tương đồng vàtính khác biệt của các loại vật liệu. Các bài kiểm tra, bài thi giả lậpcác tình huống để tăng khả năng vận dụng của SV vào thực tế dựa trên cácnguyên lý, nguyên tắc đã được truyền thụ trong một quá trình học tập màSV sẽ đóng vai trò trung tâm, GV hỗ trợ sự tiếp nhận kiến thức của SV;SV trao đổi, thảo luận dân chủ với nhau và với GV (dưới tư cách đồngnghiệp), quan tâm kỹ năng đạt được, khả năng vận dụng của SV hơn là khốilượng kiến thức mang đến cho SV.

Một trong những hướng thay đổi của môn học này là thúc đẩysự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức chuyên môn – được xem lànhững đối tác bên ngoài nhà trường – trong hoạt động giảng dạy đại học,đặc biệt là đào tạo KTS – vốn có bản chất là “truyền nghề – chỉ việc –hướng dẫn, hiểu biết – áp dụng – sáng tạo”. Chính những đối tác bênngoài này cũng là những người sử dụng các “sản phẩm” con người được đàotạo bởi nhà trường, do đó, việc họ tham gia vào quá trình hình thành các“đầu ra” là thực sự cần thiết.