Những nguyên tắc vàng trong giao tiếp ứng xử nơi công sở

Bạn cần ghi nhớ các nguyên tắc sau để xây dựng được những mối quan hệ tốt chốn công sở và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Bạn đang xem: Giao tiếp ứng xử nơi công sở


Ứng xử khéo léo với cấp trên

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

Xem thêm: Trào Lưu Tớ Là Hạt Đậu Xanh Và Con Gà Nó Mổ, Hạt Đậu Xanh Và Con Gà

Tôn trọng đồng nghiệp

*
*

Việc này cũng giống như bạn để điện thoại đổ chuông lớn trong văn phòng. Mọi người sẽ không thể tập trung làm việc nếu cứ phải nghe những bản nhạc mà chưa chắc họ đã thích. Hãy sử dụng tai nghe, tự thưởng thức những bản nhạc yêu thích của mình và đừng làm phiền đến người khác. Đó là nguyên tắc ứng xử cơ bản đấy!

Hãy thay nước ở máy nóng lạnh bạn dùng hết nước

Nhiều người lấy hết nước ở máy nóng lạnh và cứ để như thế mà bỏ đi, và sự thiếu ý thức này là rất phổ biến. Hãy nhớ là đồng nghiệp của bạn không có trách nhiệm phải dọn dẹp và phục vụ bạn. Hãy có ý thức giữ gìn và chăm sóc khu vực bàn nước của công ty như chính bếp nhà bạn. Vì vậy, lần tới nếu bạn là nguời dùng hết nước trong máy nước nóng lạnh của công ty, hãy thay bình nước mới cho những người sau. Nếu bình nước quá nặng và bạn không thể tự mình khiêng được, hãy nhờ giúp đỡ và cùng làm, thay vì cứ để vậy và bỏ đi.

Đừng lởn vởn quanh bàn làm việc của người khác và nhìn vào màn hình của họ

Bạn có thể nghĩ rằng trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp thì tốt hơn là gửi tin qua hệ thống chat, nhưng thực tế ở môi trường công sở hiện đại là ngược lại. Trừ khi bạn thực sự có việc cần giải quyết ngay thì nên đến nói chuyện trực tiếp, nếu không hãy để lại tin nhắn hoặc email cho họ. Mỗi người có cách sắp xếp và ưu tiên công việc khác nhau, họ có thể trả lời bạn sau khi họ xong việc khác quan trọng hơn. Nếu bạn cứ đến bên bàn của họ để nói chuyện, họ sẽ phải cắt ngang công việc của mình để tiếp chuyện bạn dù không muốn. Bên cạnh đó, việc bạn cứ lởn vởn sau lưng người khác và tệ hơn là nhìn vào màn hình của họ (vô tình hay cố ý) khiến họ cảm thấy bị làm phiền và xâm phạm sự riêng tư. Vẫn chưa hết, người khác trong văn phòng có thể nghĩ bạn “hơi bị” rảnh rỗi nên cứ đi loanh quanh suốt.

Mang quà vặt cho đồng nghiệp khi đi du lịch về

Nếu đồng nghiệp của bạn phải làm thêm “choàng việc” cho bạn trong thời gian bạn đi nghỉ mát, đừng quên mang về đặc sản ở nơi bạn nghỉ mát cho họ. Nhiều người cho rằng việc này không cần thiết và tốn kém nhưng cứ nghĩ xem, nếu bạn muốn mọi người vẫn hỗ trợ bạn trong những lần sau thì đừng ki bo những chuyện không đáng. Và bạn cũng hãy nhớ rằng của cho không bằng cách cho, ngoài việc mua quà vặt, bạn cũng hãy bày ra đĩa, để ở bàn chung và đánh tiếng cho mọi người cùng thưởng thức nhé!