1. (Động) Mất. ◎Như: “vong dương bổ lao” 亡羊補牢 mất cừu (mới lo) sửa chuồng.2. (Động) Trốn. ◎Như: “lưu vong” 流亡 trốn chạy, “vong mệnh” 亡命 trốn bước hoạn nạn. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy” 燕太子丹質於秦, 亡歸 (Yên sách tam 燕策三) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.3. (Động) Chết. ◎Như: “tử vong” 死亡 chết mất, “thương vong” 傷亡 bị chết.4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎Như: “diệt vong” 滅亡 bị tiêu diệt.5. (Động) Đi vắng. ◇Luận Ngữ 論語: “Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi” 孔子時其亡也, 而往拜之 (Dương Hóa 陽貨) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa 陽貨) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.6. (Động) Quên. § Thông “vong” 忘.7. (Tính) Đã chết. ◎Như: “vong đệ” 亡第 người em đã chết, “vong phụ” 亡父 cha đã chết.8. Một âm là “vô”. (Động) Không có. § Nghĩa như chữ “vô” 無.

Bạn đang xem: Chữ vô trong tiếng hán

① Mất, như Lương vong 梁亡 nước Lương mất rồi.② Trốn, như lưu vong 流亡 đói khát trôi giạt mất, vong mệnh 亡命 trốn bước hoạn nạn.③ Chết, như vong đệ 亡第 người em đã chết, điệu vong 悼亡 vợ chết.④ Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô 無.
① (văn) Không có (dùng như 無): 生之有時而用之亡度 Sản xuất ra thì có lúc mà dùng thì vô chừng (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ); ② (văn) Không (dùng như 不, phó từ): 亡論 Bất luận. 【亡慮】 vô lự (văn) Khoảng, độ chừng, không dưới: 日用絹亡慮五千匹 Mỗi ngày dùng lụa khoảng (không dưới) năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【亡其】 vô kì (văn) Hay là (biểu thị sự lựa chọn). Cv. 忘其, 妄其 : 不識三國之憎秦而愛懷邪, 忘其憎懷而愛秦邪? Chẳng hay ba nước Triệu, Tề, Sở ghét nước Tần mà yêu đất Hoài, hay là ghét đất Hoài mà yêu nước Tần? (Chiến quốc sách: Triệu sách).

Xem thêm: Học Lực Và Chiều Cao Của Vương Tuấn Khải, Tfboys Thành Viên 2021: Chiều Cao Cân Nặng


• Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi - 保寧崇福寺碑 (Lý Thừa Ân)• Cát sinh 1 - 葛生 1 (Khổng Tử)• Điện trung Dương Giám kiến thị Trương Húc thảo thư đồ - 殿中楊監見示張旭草書圖 (Đỗ Phủ)• Điệu Kính phi kỳ 1 - 悼敬妃其一 (Nguyễn Hiển Tông)• Hạ tiệp - 賀捷 (Trình Thuấn Du)• Hí đề ký thướng Hán Trung vương kỳ 3 - 戲題寄上漢中王其三 (Đỗ Phủ)• Hựu thù Phó xử sĩ thứ vận - 又酬傅處士次韻 (Cố Viêm Vũ)• Trần tình biểu - 陳情表 (Lý Mật)• Trường Sa dịch nam lâu cảm cựu - 長沙驛南樓感舊 (Liễu Tông Nguyên)• Tuyệt vọng - 絕望 (Vương thị phụ)