Chấp bút là từ hán việt, Chấp trong hán việt có nghĩa là cầm, cầm nắm, nắm giữ. Bút ở đây có nghĩa là bút viết. Chấp bút có nghĩa là cầm bút viết.
Bạn đang xem: Chấp bút hay chắp bút
Như vậy, chấp bút là động từ dùng để chỉ hành động ghi chép lại một sự vật hiện tượng nào đó. Thông thường chấp bút được dùng trong các trường hợp ghi chép lại sổ sách, một văn bản hoặc một tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc cũng có thể là hồi ức nào đó ở quá khứ, hiện tại mà chúng ta muốn lưu giữ lại những giá trị của nó
Chắp bút là gì?
Trong từ điển tiếng việt, chắp là động từ thường dùng để chỉ hành động nào đó
Ví dụ:
- Chắp tay sau lưng
- Chắp tay cầu nguyện
- Chắp tay cúi lạy
- Chắp cánh ước mơ
- Chắp cánh tương lai
- Chắp cánh thiên thần
- Chắp cánh bay xa
Bút ở đây là danh từ, chỉ sự vật là chiếc bút
Tuy nhiên khi ghép 2 từ này lại với nhau thì chắp bút lại hoàn toàn không có nghĩa. Và trong cuốn từ điển tiếng Việt cũng không ghi nhận từ này. Chính vì vậy chắp bút là từ sử dụng sai chính tả.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nghĩa, cách dùng của từ chấp bút, chắp bút và các kiến thức mở rộng nhé!
1. Chắp bút “Chắp” là “ghép lại, nối lại, làm cho liền lại”
Thí dụ:
+ Chắp tay sau lưng đi dạo
+ Chắp cánh cho những ước mơ
+ Chắp nhặt đôi lời
+“Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh” (Truyện Kiều)

2. Chấp bút “Chấp” theo nghĩa Hán Việt là “cầm, nắm, giữ”.
Thí dụ:
+ Chấp chính (một tổ chức nào đó nắm giữ chính quyền)
+ Chấp đơn (nhận đơn của người khác)
+ Chấp hành (chịu trách nhiệm thi hành chương trình đã định)
Trong tiếng Việt, “chấp bút” được dịch thành “cầm bút”, nghĩa gốc là cầm lấy cây bút để viết, về sau “chấp bút” được chuyển thành khởi thảo một tác phẩm, hoặc thực hiện một văn bản nào đó theo đề cương có sẵn, hoặc theo sự chỉ đạo của cá nhân hay tập thể nào đó.
Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều có người “chấp bút”. Đó là người làm nhiệm vụ ghi lại, hệ thống lại những lời kể của ai đó để ra thành cuốn sách, gọi là “người chấp bút”.
Xem thêm: Tỷ Lệ Kèo, Soi Kèo Nhà Cái, Nhận Định Bóng Đá Hôm Nay, Ngày Mai
3. Một số ví dụ để phân biệt chắp bút với chấp bút
- Đam mê nghề chấp bút => Đúng
- Người chấp bút viết sách => Đúng
- Quyền của người chấp bút => Đúng
- Người chắp bút => Sai (Đáp án đúng là: Người chấp bút)
- Vài dòng chắp bút => Sai (Đáp án đúng là: Vài dòng chấp bút)
- Tôi chỉ là người chắp bút => Sai (Đáp án đúng là: Tôi chỉ là người chấp bút)
- Người chấp bút vắng mặt trong cuộc họp => Đúng
- Nghề chấp bút cho người nổi tiếng => Đúng
- Chắp bút truyền thống => Sai (Đáp án đúng là: Chấp bút truyền thống)
- Không có chấp bút cho phần kế tiếp => Đúng
4. Người chấp bút là gì?
Người viết sách tự truyện, hồi ký về cuộc đời của người khác thường được gọi là "người chấp bút" thế nhưng quy định pháp luật lại không có khái niệm này, mà chỉ có quy định "tác giả" và "chủ sở hữu quyền tác giả". Vì vậy, đã có những cách hiểu khác nhau, thậm chí gây tranh cãi xung quanh vấn đề này.
Người chấp bút, trong tiếng Anh được gọi là “ghostwriter” và được định nghĩa là “a person who writes a book, etc. for another person, under whose name it is then published”; có nghĩa là “người viết một cuốn sách cho một người khác và sẽ xuất bản theo tên của người đã thuê họ viết ra cuốn sách đó.
5. Người chấp bút có phải là tác giả hoặc đồng tác giả?
*Pháp luật về người chấp bút
Người chấp bút, trong tiếng Anh được gọi là “ghostwriter” và được định nghĩa là “a person who writes a book, etc. for another person, under whose name it is then published”; có nghĩa là “người viết một cuốn sách cho một người khác và sẽ xuất bản theo tên của người đã thuê họ viết ra cuốn sách đó”. Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định: “Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả”. Như vậy, dưới nhãn quan pháp lý, nếu người chấp bút hay người đánh máy chỉ thực hiện công việc hỗ trợ cho tác giả sáng tạo trong việc tạo ra tác phẩm sẽ không được xem là tác giả hay đồng tác giả. Một cách rõ ràng, người chấp bút chỉ là người thực hiện ý tưởng của tác giả sáng tạo ra tác phẩm bởi một hình thức vật chất nhất định. Do đó, người chấp bút không phải là người sáng tạo ra tác phẩm nên không được xem là tác giả.
Luật bản quyền của một số nước trên thế giới cũng không thừa nhận vai trò của người chấp bút, hay người hỗ trợ sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm khi thực hiện các công việc hỗ trợ để thể hiện ý tưởng sáng tạo của tác giả (như công việc đánh máy, tập hợp tư liệu,...).
**Hợp đồng giao kết - căn cứ giải quyết tranh chấp giữa người chấp bút và tác giả
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, không phải hiển nhiên 100% cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn phương án giải quyết chỉ căn cứ vào quy định pháp luật, vì vốn dĩ, các điều khoản thỏa thuận giữa các bên trong mối quan hệ hợp tác này đóng vai trò quan trọng khi xem xét giải quyết tranh chấp. Do đó, các tác giả khi thuê người chấp bút hoặc người hỗ trợ thực hiện công việc liên quan, cần lưu ý xây dựng cơ sở rõ ràng trong hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của chính mình. Về cả pháp lý và thực tiễn, một hợp đồng với các quy định chặt chẽ và khẳng định rõ ràng vai trò hỗ trợ của người chấp bút để thể hiện ý tưởng sáng tạo của tác giả trong tác phẩm là cơ sở pháp lý cần thiết để các bên giải quyết tranh chấp khi xảy ra sau này.